Thác Đứng thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, Bình Phước. Thác cao chừng 4- 6m, rộng khoảng 10m và ẩn trong màu xanh của rừng cây.
- Núi Thị Vải – điểm phượt cuối tuần lý tưởng ở Vũng Tàu
- Địa danh lý tưởng để ngắm chim ở miền Nam
- Mũi Cà Mau trở thành khu du lịch trọng điểm
Mặc dù Không được nhiều người biết như những ngọn thác hùng vĩ của Tây Nguyên đại ngàn, song những ngọn thác tại Bình Phước vẫn có chút gì đó của nét duyên riêng đầy hấp dẫn và Thác Đứng là một trong số đó.
Thác Đứng đã được thiên nhiên kiến tạo độc đáo, mang đậm vẻ hoang sơ, và đây được mệnh danh là một trong những thác đẹp của tỉnh Bình Phước. Thác Đứng nằm trên dòng chảy của suối Đắkwoa, thuộc địa phận xã Đoàn Kết và xã Minh Hưng – huyện Bù Đăng.
Thác cao chừng 4- 6m, rộng khoảng 10m và ẩn trong màu xanh của rừng cây. Tuy thấp nhưng dòng chảy của nước không hiền hoà mà cuồn cuộn đổ xuống từ trên cao, đập mạnh vào những tảng đá dưới chân thác làm tung lên hàng ngàn bọt nước trắng xoá. Có lẽ thấm mệt sau khi buông rơi từ trên cao, dòng nước “đổi tính” hiền hoà uốn lượn quanh hàng trăm hòn đá lớn nhỏ dọc dòng DakQuotte rợp bóng mát. Không nối tiếp thành hàng, cũng chẳng theo một trật tự nhất định, nhưng những tảng đá trên dòng DakQuotte cũng là chiếc cần đưa du khách qua bờ bên kia, chọn những gốc cây cổ thụ, dựa lưng nghỉ mệt, hàn huyên với bạn bè hay ngắm những cụm phong lan rừng đầy sức sống đong đưa trên những tán cây.
Giữa một màu xanh bạt ngàn của rừng cây và nương rẫy, cách thác Đứng chừng vài trăm mét bạn đã nghe thấy được tiếng thác nước reo. Tuy thác không cao nhưng có dòng chảy mạnh mẽ, ầm ào đổ xuống những tảng đá phía dưới, tung lớp bụi mù hơi nước.
Vào mùa mưa, thác Đứng lại được toát lên vẻ hùng mạnh, cuộn trào từng dòng nước chở nặng phù sa, tiếng thác âm vang cả một góc rừng. Nhưng vào mùa khô, thác lại có dáng vẻ hiền hòa hơn, đều đặn đổ xuống dòng nước trắng xóa, uốn lượn quanh những khe đá.
Dưới chân thác là dòng DakQuotte với nhiều hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau trải dài như vô tận, hai bên bờ là những thảm cỏ, những cây cổ thụ còn sót lại, lác đác điểm những chùm hoa phong lan nở. Không nối tiếp thành hàng, cũng chẳng theo một trật tự nhất định, nhưng những tảng đá này còn là một chiếc cầu để khách tham quan có thể qua lại đôi bờ vào mùa nước chảy nhẹ.
Ở hạ nguồn thác Đứng có những khối đá hình trụ kết thành hoa mai 5 cánh hoặc mai rùa rất kỳ thú. Đặc biệt, hai bên bờ của dòng thác, thiên nhiên đã tạo ra những tảng đá hình lục lăng, hình hộp chữ nhật với đường kính từ 0,5-1m, dài chừng 2,5-3m dựng đứng, ghép nối như có sự gọt đẽo, sắp đặt bởi bàn tay của con người. Phía thượng và hạ nguồn của thác có những khối đá với nhiều hình thù, kích cỡ khác nhau, kết nối không theo trật tự nào tạo thành phần nổi nhô trên mặt nước như bức tranh của tạo hóa. Chính những điểm này đã tạo cho thác Đứng có nét đẹp riêng biệt không trộn lẫn với bất kỳ dòng thác nào trên địa bàn huyện Bù Đăng nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Ngoài ra, nới đây còn được bà con đồng bào dân tộc S’Tiêng bản địa thường chọn làm địa điểm tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Vào năm 2014, thác Đứng đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng vào danh thắng cấp tỉnh.
Nhằm khai thác có hiệu quả vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch, tỉnh Bình Phước đã đầu tư xây dựng thuỷ điện nhỏ kết hơp với du lịch sinh thái tại thác Đứng. Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành khu du lịch sinh thái với nhiều loại hình vui chơi giải trí phong phú, hấp dẫn.
Có thể các bạn quan tâm tới:
Top những Cảnh đẹp miền bắc Việt Nam
Top những Cảnh đẹp miền trung Việt Nam
Top những Cảnh đẹp miền nam Việt Nam