Kinh nghiệm đi biển an toàn cho những ai lần đầu đi

Tắm biển là niềm vui thích của rất nhiều người từ trẻ em đến thanh niên và người lớn. Tuy nhiên tắm biển cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường, đặc biệt là đối với dòng chảy xa bờ. Các bạn hãy tham khảo kinh nghiệm đi biển dưới đây nhé!

1.Kinh nghiệm đi biển chuẩn bị những gì?

Kem chống nắng:

Kem chống nắng là vật bất ly thân của hầu hết phái nữ nhằm bảo vệ làn da trước sự tác động của thời tiết nắng nóng. Vì thế khi ra nắng bạn nên chuẩn bị cho mình một hộp kem hợp với da của bạn. Thông thường, sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên mới bảo vệ được da khi bạn phơi mình trên cát.

Trang phục:

Tùy theo số ngày và nơi bạn đến để mang đồ cho phù hợp

  • Mũ có vành và có thể gấp gọn trong túi. Mang theo mũ giúp bạn bảo vệ làn da, mái tóc khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Kính mát, giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tia cực tím.
  • Áo phông thoải mái và thuận tiện, chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi. Quần dài, quần short, váy, quần áo ngủ, đồ lót.
  • Đồ bơi, bạn nên mang theo ít nhất 2 bộ để thay đổi và giặt cho khô. Kính bơi cho cả người lớn và trẻ em. Phao bơi cho bé.
  • Dép xốp: các loại giày cao gót không phải là bạn thân của bãi biển. Bạn cần các loại dép nhẹ, thoáng, loại xỏ ngón để đi dạo trên bãi biển, mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái.
  • Túi chống nước: Bạn nên chuẩn bị những túi chống nước tiện ích như túi chống nước như: túi chống nước cho điện thoại, túi trong nước loại to phòng ngừa trường hợp trời mưa…

Thuốc men:

Không ai dám chắc là mình không gặp phải sự cố về sức khỏe trong suốt quá trình du lịch, nhất là khi có trẻ em đi cùng. Do đó để đảm bảo sức khỏe, những loại thuốc sau bạn cần phải mang theo, nhớ phải để chúng ở nơi dễ lấy trong hành lí.

2.Kinh nghiệm tắm biển

kinh nghiệm đi biển

– Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn… Bạn không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa bạn ra xa bờ.

– Nên khởi động cho nóng người trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút và sảng khoái hơn khi tắm biển.

– Tắm chỗ đông người, để có thể nhận được hỗ trợ nếu gặp nạn.

– Khi một tập thể đi tắm biển thì nên chia nhỏ nhóm để dễ quản lý. Khi chơi các trò như đi tàu cao tốc, lướt sóng, chảy dù, kayak, lặn biển… bạn cần tuân thủ các yêu cầu an toàn do hướng dẫn viên đưa ra. Không nên ra xa ngoài khu vực an toàn, tránh các chướng ngại trên biển từ xa.

– Điều quan trọng, bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn. Bạn cần quan sát các cảnh báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

– Không nên cho trẻ nhỏ tắm lâu khi nước biển lạnh. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ tắm trong bể bơi hoặc chơi trên bãi cát.

– Ngộ độc thực phẩm tại các nhà hàng ven biển dễ xảy ra do số người lớn, tập trung vào một địa điểm làm cho các nhà hàng khó cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng. Do vậy, bạn không nên ăn thức ăn khi nướng hoặc nấu chưa chín. Ngoài ra, bạn nên mang theo thuốc đau bụng, dầu gió.

– Nhiều bạn dù muốn du lịch xa nhưng lại lo sợ chỉ vì hay bị say xe. Không phải khí nào việc uống thuốc hay dán cao chống say có tác dụng cả. Vì thế, Anandi.vn sẽ mách bạn csc bí quyết sau:
Nếu bạn đi thuyền biển, hãy tìm chỗ ngồi ngoài trời thông thoáng. Nếu phải di chuyển lâu thì bạn nên chọn chỗ giữa thân tàu vì vị trí này sẽ đỡ bị sóng đẩy chồng chềnh hạn chế tình trạng buồn nôn.