Lễ hội Phủ Dầy – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của người Việt

Lễ hội Phủ Dầy là một trong những lễ hội truyền thống đặc biệt và có giá trị lịch sử, văn hóa tại Việt Nam. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại bởi UNESCO, lễ hội Phủ Dầy thu hút hàng năm hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước tìm hiểu về tín ngưỡng và lịch sử của người Việt. Cùng khám phá kinh nghiệm đi lễ hội này nhé.

Tìm hiểu về lễ hội Phủ Dầy

Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định là một trong những di sản văn hóa quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Diễn ra hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch (chính hội là 3/3), lễ hội này thu hút đông đảo du khách và tín đồ tới tham gia để hành hương và tỏ lòng biết ơn đến Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định kết hợp một cách tinh tế giữa các nghi thức trang trọng và hoạt động văn hóa dân gian độc đáo. Các hoạt động như thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi… mang đến cho lễ hội một sắc thái đặc sắc và hấp dẫn.

Tìm hiểu về lễ hội Phủ Dầy

Ba nghi thức chính trong lễ hội Phủ Dầy là Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh, Lễ Rước Đuốc và Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

  • Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh diễn ra với một đoàn rước kéo dài rồng rắn, âm nhạc và phường bát âm từ Phủ Tiên Hương đến chùa Gôi.
  • Lễ Rước Đuốc diễn ra xung quanh khu vực đền, phủ, lăng trong quần thể Di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.
  • Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội là một nghi thức đặc biệt, cần đến khoảng 100 phu cờ cầm gậy dài 2 mét để xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa, điều khiển bởi người gọi là tổng cờ.

Ngoài ra, trong lễ hội cũng diễn ra nghi lễ hầu đồng, một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng dân gian. Du khách cũng có cơ hội tham gia nghi lễ rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, múa rồng hội trên núi Tiên Hương và ngắm những đèn trời lung linh được thả xuống gửi lời chúc đầu xuân.

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định mang đến cho du khách một trải nghiệm đầy màu sắc và tâm linh. Đây là dịp để khám phá và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, cùng tận hưởng không khí vui tươi và long trọng của lễ hội truyền thống.

Kinh nghiệm đi lễ phủ Dầy

Kinh nghiệm đi lễ phủ Dầy

Để trải nghiệm đầy đủ lễ hội Phủ Dầy, khách du lịch có thể lựa chọn thời gian đi trong 2 ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ có một ngày, quý khách có thể tập trung tham quan những điểm chính liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh như Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu và Chùa Tiên Hương.

Một điểm đặc biệt khi tham gia lễ hội Phủ Dầy là việc mua các vật phẩm linh thiêng như cành vàng, cành bạc, cây lộc, cây tài tại các sạp hàng ngay sân đền để dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu và xin mẫu ban phước lành. Sau khi hoàn thành lễ hạ, quý khách có thể mang những cành vàng, cành bạc này về bày ở bàn thờ gia tiên để thờ cúng và mang đến may mắn cho gia đình.

đi hội Phủ Dầy

Chuẩn bị mâm lễ đi hội Phủ Dầy cũng cần tuân theo tâm linh, tuy nhiên, mâm lễ cơ bản thường bao gồm hoa tươi, quả, bánh trái và văn sớ. Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm xôi, chè, thịt luộc chín, giò, chả và các loại lễ đồ như gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ cúng các thần linh khác như Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ tại ban Công Đồng Tứ Phủ. Lễ chay được tổ chức để thờ cúng ban Thánh Mẫu, và lễ mặn được đặt trên bàn thờ Ngũ vị, còn gọi là ban công đồng. Quý khách có thể chuẩn bị thêm một ít tiền lẻ và dầu nhang để bổ sung cho mâm lễ.

Về văn sớ, quý khách cần chuẩn bị ba lá sớ đại diện cho Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu tham quan các đền phủ khác, quý khách có thể viết các lá sớ riêng để thỉnh phật tử tại từng cửa thánh tương ứng.

Xem thêm: Lễ hội Loy Krathong -Lễ hội thả đèn hoa đăng tại Thái Lan

Xem thêm: Lễ hội té nước songkran: tất tần tật thông tin cần nắm bắt

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lễ hội phủ dày, mong rằng bạn đọc đã nắm được các thông tin hữu ích rồi nhé.