Khám phá thánh địa mỹ sơn – thánh địa của vương quốc champa

Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

1.Lịch sử thánh địa mỹ sơn

Khám phá thánh địa mỹ sơn

Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn (nay thuộc xã Duy Phú – Duy Xuyên – Quảng Nam) được chọn làm thánh đô – trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa. Thung lũng này có đường kính khoảng 2km, được bao bọc bởi các dãy núi cao. Gồm núi thiêng Mahaparvata hay thần Siva nằm về phía Nam. Núi Kucaka ở phía Tây. Núi Subala ở phía Đông. Dòng suối khởi nguồn từ ngọn núi thiêng chảy về hướng Bắc nối với sông Thu Bồn, tiếng Phạn là Mahanadi, hay nữ thần Ganga vợ của thần Siva.

Địa điểm thung lũng nằm về phía Tây kinh thành Simhapura (Trà Kiệu) – trung tâm quyền lực, vùng cửa biển Đại Chiêm (Hội An) – trung tâm thương mại- Cù Lao Chàm án ngữ phía Đông. Phức hệ đất thiêng, núi thiêng, thành phố thiêng, cửa biển thiêng là phức hệ quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Mỹ Sơn cũng như của tiểu quốc Amaravat

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

2.Kiến trúc tại thánh địa mỹ sơn

Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Kalan thường thờ Linga (tên gọi bộ sinh tượng khí) hoặc thờ thần Shiva (vị thần tối cao trong tín ngưỡng Hindu). Các tháp đều có hình chóp từ thấp đến cao, tượng trưng cho đỉnh Meru – nơi ở của các vị thần. Hiện tại những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc thần Shiva.

kiến trúc thánh địa mỹ sơn

Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực khác. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía Đông để nhận ánh sáng măt trời. Tường bên ngoài tháp thường trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S nối liền nhau.

Qua sự tàn khốc của chiến tranh và thời gian, nơi một thời là khu đền chùa nguy nga tráng lệ giờ chỉ còn là tàn tích. Nhiều nhà khảo cổ học trước đây cũng từng cố bảo vệ khu vực này. Ví dụ như năm 1937, các nhà khoa học người Pháp cho trùng tu gần như toàn bộ các đền tháp tại đây. Nhưng sau trận oanh tạc năm 1969, khu vực tháp A gần như bị phá hủy toàn bộ – đây là khu tháp chính của di tích này, đền cao nhất có chiều cao đến 24m và có hẳn 6 tháp phụ xung quanh.

Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ

Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura. Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại Champa chế tạo theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác, hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây, ngoài ra Khu A là một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa trong thời kỳ vàng son của vương quốc này. Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này.

Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ

Khu B là phần nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc nơi đây , tháp chính không có các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp , Thủy tháp….như các tháp khác của Champa, tuy nhiên ở đây có nét đặt biệt là tượng thần Siva trở thành chủ đề thở phựơng chính của khu này.

Khu C chia làm C1 và C2,  C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12bên trong) : 2 tháp chính với 8 tháp phụ , 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Khu C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc ( 6 ngoài và 20 trong ) : 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng, phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo. Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẩm điêu khắc nhất.

Khu D có 12 kiến trúc (1 ngoài và 11 trong): 2 tháp chính, và 4 tháp phụ, trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá.

Hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.  Đây được coi là di sản văn hóa của đất nước Việt Nam.