Tháp Bà Ponagar Nha Trang được coi là danh thắng bậc nhất của Nha Trang – Khánh Hoà, tháp bà Ponagar là một quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm.
1.Truyền thuyết của người chăm về tháp bà ponagar
Nữ vương Po Nagar – còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) – là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
2.Lịch sử của Tháp Bà Ponagar
Ý nghĩa tên gọi: Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar). Ponagar trong tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ xứ sở.
Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 8 – 13, Tháp Bà đến nay như một công trình vượt thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp hùng vĩ. Mang trong mình truyền thuyết về nữ thần Thiên Y Ana – vị tiên đã dạy những người con nơi này biết cày cấy may dệt – Tháp Bà đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tính ngưỡng tâm linh ở Nha Trang.
Vị trí: Tháp Bà tọa lạc tại một ngọn đồi cách thành phố Nha Trang 2km về phía Bắc. Khoảng cách không quá xa càng khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho mỗi du khách khi ghé thăm Nha Trang, đặc biệt là với những tín đồ của du lịch tâm linh.
3.Tổng thể kiến trúc của tháp bà PoNagar
Tháp bà Po Nagar Gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên
– Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa..
– Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét.
– Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng..
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần cao 2,6 mét tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.
Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử – văn hoá, là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm trên đất Việt. (Tên gọi Tháp Ponagar được dùng để chỉ chung cho cả công trình kiến trúc này nhưng thực chất nó là tên của ngọn tháp lớn nhất, cao gần 23m). Các tháp ở đây đều được xây bằng gạch, trang trí nghệ thuật bằng chất liệu đá – gốm, nội dung thể hiện gắn liền với các vị thần được thờ. Đặc biệt nhất là những viên gạch xây chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một loại chất kết dính nào, đây là bí ẩn mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa khám phá ra được người Chăm đã làm thế nào để được như vậy.
4.Những nghi thức linh thiêng và độc đáo của lễ hội tháp bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà còn có tên gọi khác là Lễ vía Bà, diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử- văn hoá quốc gia Tháp Bà Ponagar, trên đồi Cù Lao, thuôc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Những điều tạo nên nét đặc sắc cho lễ hội Nha Trang Tháp Bà Ponagar không phải chỉ là ý nghĩa linh thiêng, cao quý mà bởi các nghi lễ cầu kỳ và trang trọng. Các nghi lễ chính của ngày hội gồm: Lễ mục dục (tắm tượng), lễ tế gia quan (còn gọi là lễ thay xiêm y), diễn ra vào đúng giờ Ngọ của ngày 20/3 âm lịch.
Khu di tích tháp Bà ở Nha Trang, nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ. Lễ hội là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung.
Không chỉ mùa lễ hội, Tháp Bà mở của quanh năm cho du khách, phật tử tới tham quan hành hương dâng lễ. Lệ phí thăm thú Tháp Bà chỉ 22.000đ/người, vậy nên nếu ghé Nha Trang, chớ bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng di tích lịch sử tuyệt vời này nhé.