Hồ than thở – điểm đến lý tưởng níu chân du khách thập phương

Hồ Than Thở là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), đây được coi là một điểm đến lý tưởng khi đi du lịch.

1.Giới thiệu Hồ Than Thở Đà Lạt

Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương

Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây.

Giới thiệu Hồ Than Thở Đà Lạt

Hồ Than Thở Đà Lạt nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ đẹp mơ mộng, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.

2.Câu chuyện về hồ Than Thở

Bên cạnh đó cũng có nhiều thiên tình sử về hồ Than Thở được lưu truyền và lâu đời nhất là chuyện Hoàng Tùng – Mai Nương.

Vào thời Tây Sơn, trước khi lên đường ra trận, Hoàng Tùng dẫn Mai Nương ra bờ hồ tâm tình, hẹn sau khi thắng trận sẽ trở về. Nghe tin thất thiệt Hoàng Tùng đã hy sinh, Mai Nương gieo mình xuống hồ tự vẫn. Về sau, triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn trả thù những người tham gia nghĩa quân Tây Sơn, Hoàng Tùng chạy lánh đến bờ hồ và trầm mình. Từ đó, hồ có tên là hồ Than Thở

Sau năm 1975, có thời gian hồ Than Thở đổi tên thành hồ Sương Mai, nhưng trong nhân dân Đà Lạt mỗi khi nhắc đến hồ này vẫn gọi Than Thở chứ không gọi Sương Mai. Chính vì vậy, từ năm 1990, chính quyền thành phố đã cho khôi phục lại tên cũ là Hồ Than Thở.

3. Nên làm gì khi tới du lịch hồ than thở

hình ảnh hồ than thở

Đi xe ngựa, đạp vịt trong khu du lịch

Đến hồ Than Thở, bạn có thể tản bộ để ngắm cảnh đẹp và cảm nhận không khí trong lành nơi đây. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đi xe ngựa vòng quanh khu du lịch để khám phá. Những chiếc xe ngựa giản dị mang nét cổ điển không chỉ đưa khách du lịch đi tham quan mà du khách cũng có thể chụp ảnh với cổ xe hay với những chú ngựa dễ thương.

Để phục vụ du lịch và mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách, khu du lịch hồ than thở còn có dịch vụ đạp vịt trên hồ Than Thở. Nếu xưa kia hồ Than Thở mang vẻ u buồn tĩnh lặng, thì ngày nay không khí đã rộn ràng tươi vui hơn rất nhiều.

Tham quan vườn dâu ngay bên trong khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt

Có thể nhiều bạn chưa biết, bên trong khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt còn có cả một vườn dâu tây rộng lớn. Vườn dâu Biofresh rộng hơn 3 ha, Bạn có thể đến tham quan vườn dâu, tìm hiểu quy trình trồng, chăm sóc dâu tây. Và hơn hết là chụp những tấm hình cực đẹp ở đây.

Tham quan đồi thông hai mộ

Ngoài hồ Than thở, du khách tới đây còn được tham quan khu đồi thông Hai Mộ và nghe kể câu chuyện có thật về một cuộc tình bi đát thời chống Mỹ 1975. Chàng trai tên Vũ Minh Tâm, là con trai của một gia đình giàu có đang theo học Trường Võ bị Đà Lạt; còn cô gái là Lê Thị Thảo, con gái của một gia đình công chức nghèo trên cao nguyên Lang Biang.

Họ gặp nhau, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Than Thở và thề non hẹn biển. Sau khi tốt nghiệp, Tâm về quê xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không “môn đăng hộ đối” và bắt anh cưới người con gái khác. Tuyệt vọng, chàng trai đã xin chuyển đến vùng tiền tuyến lửa đạn để quên đi nỗi buồn.

Rồi đến một hôm, Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông bên hồ nơi hai người từng hẹn thề và tự vẫn vào ngày 15-3-1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông.

Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Chàng trở về Đà Lạt tìm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó chàng cũng tự tử theo để giữ trọn lời thề. Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau, từ đó mới có cái tên “đồi thông Hai Mộ”.

Ngày nay, ngôi mộ của hai người vẫn được bảo tồn nguyên vẹn trên đồi thông. Nếu bạn có dịp ghé thăm, đừng quên dừng lại đây chút thời gian để cảm nhận, để nghe người dân địa phương kể lại câu chuyện tình xưa đượm buồn, lẫn trong tiếng rì rào của đồi thông vọng về.

Tham quan cảnh đẹp về đêm ở hồ than thở

Nếu ban ngày với vẻ đẹp thơ mộng của hồ than thở khi đêm xuống thì bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, không gian yên tĩnh nơi đây. Đây được coi là điểm cắm trại về đêm lý tưởng cho các cặp đôi đó.

Thời gian vẫn cứ vô tình lướt qua, đem đi tuổi trẻ của biết bao thế hệ con người nơi đây, đem bụi mờ phủ lên trên cảnh vật, nhưng hồ Than Thở – cảnh đẹp ở Đà Lạt vẫn bền bỉ nằm ở đó, vẫn viết nên những trang vàng huyền thoại. Nếu bạn có cơ hội tới đây trải nghiệm và cảm nhận thì chắc chắc sẽ thú vị đấy!