Kinh nghiệm Phượt Hòa Bình tự túc, tổng hợp từ A-Z

Cách Hà Nội không xa, Hòa Bình là một trong những địa điểm du lịch được rất nhiều bạn trẻ ưa thích bởi cảnh sắc núi rừng thiên nhiên hoang sơ đầy thơ mộng. Dưới đây là những kinh nghiệm Phượt Hòa Bình mới hữu ích nhất để bạn “dắt túi” khi tới đây nhé!

1. Kinh nghiệm phượt Hòa Bình vào thời gian nào ?

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng thời tiết nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Khí hậu mùa hè thường cao, có mưa nhiều trong khoảng tháng 7-8. Mùa đông lạnh và khô thường khéo dài từ tháng 10-3.

  • Các bạn có thể đi du lịch Hòa Bình vào mùa hè nếu bạn muốn tránh xa cái nóng của Hà Nội để lên với các điểm du lịch như Thung lũng Mai Châu, Thung Nai
  • Nếu muốn theo dõi hồ Hòa Bình xả lũ, hãy đi vào mùa mưa theo thông tin được dự báo thời tiết đưa ra hàng ngày trên bản tin thời sự.
  • Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy – Hòa Bình) diễn ra từ 4-6 tháng Giêng (âm lịch).
  • Khoảng tháng 7-8 hàng năm là mùa mưa cao điểm của miền núi phía Bắc, QL6 đi Hòa Bình là một trong những tuyến đường rất nguy hiểm do thường xuyên sạt lở. Các bạn nếu có đi Hòa Bình vào thời điểm này cần hết sức lưu ý.

Ngoài những thời điểm này ra, các bạn muốn đi du lịch Hòa Bình có thể sắp xếp thời gian đi vào bất cứ lúc nào rảnh bởi đây là một địa điểm khá gần Hà Nội, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng cuối tuần.

2. Kinh nghiệm phượt Hòa Bình bằng phương tiện gì?

Kinh nghiệm phượt Hòa Bình

Xe máy: từ Hà Nội lên Hòa Bình chỉ khoảng gần 80km thôi nên các bạn có thể phóng xe lên Hòa Bình để vui chơi ngắm cảnh trong vòng 2h đồng hồ. Xe máy là phương án lựa chọn thích hợp nhất vì ở Hòa Bình không có dịch vụ cho thuê xe máy mà bạn lại cần một phương tiện dễ dàng vượt đèo lội suối

Xe khách: Xuất phát từ Hà Nội có một số chuyến xe khách đi tới Hòa Bình như sau:

  • Xe Bình An: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Bình An, giá vé 47.000, thời gian đi 1.5h, khởi hành lúc 11h
  • Xe Hà Loan: Bến xe Mỹ Đình – Mai Châu, giá vé 80.000, khởi hành lúc 7h50
  • Xe Hải Vân Express: Bến xe Giáp Bát – Hòa Bình, giá vé 100.000, khởi hành lúc 19h15
  • Xe Hưng Thành: 162B Trần Quang Khải (Hà Nội) – Hòa Bình, giá vé 140.000, khởi hành lúc 19h
  • Xe Anh Hậu: Bến Xe Mỹ Đình – Tân Lạc, giá vé 60.000, thời gian đi 2h, khởi hành lúc 16h

3. Kinh nghiệm phượt Hòa Bình nên ở đâu

Khác với các thành phố luôn phát triển về khách sạn, Hòa Bình lại là nơi cực kỳ phát trienr về dịch vụ homestay. Đa số các homestay đều là nhà sàn của người dân tộc Mường được thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu của du khách. Tripnow gợi ý một số điểm lưu trú sau:

  • Eco Homestay (số 2, Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình): Homestay rộng, không gian đẹp, một số phòng có view nhìn ra đồng ruộng rất thơ. Giá phòng đôi từ 340k/ đêm.
  • Mai Chau Countryhouse Homestay (số 30, Pom Coong, Mai Châu, Hòa Bình): homestay này có cả phòng dorm và phòng đơn. Giá 1 giường dorm chỉ 140k còn giường đôi thì 340/ đêm. Phòng ốc sạch sẽ và có phục vụ dịch vụ bữa sáng.
  • Hoa Ban Homestay (Bản Lạc, Mai Châu, Hòa Bình): Nằm gần phía mé ngoài của bản Lác, Hoa Ban homestay không chỉ có không gian rọng mà còn có view cực đẹp. Phòng ốc rộng rãi và thoải mái, giá dorm là 180k/ người còn phòng đôi từ 500k trở lên
  • Linh Soi Homestay (Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình): homestay chuẩn nhà sàn người Thái và có giá rất mềm, chỉ khoảng 250k/ phòng đôi, 150k cho giường dorm mà thôi. Giá này bao gồm cả bữa sáng.
  • Mai Chau Sunset Boutique Hotel (Bản Pom Coong, Mai Châu, Hòa Bình): Khách sạn 3 sao này là một trong những khách sạn sang chảnh nhất ở Hòa Bình, lại nằm khá gần với các điểm du lịch như Bản Lác, bản Pom Coong. Phòng ốc sang chảnh, không gian cực đẹp và giá cho một đêm là khoảng 1 triệu đồng trở lên

4. Kinh nghiệm phượt Hòa Bình đi đâu chơi?

Mai Châu

Mai Châu

Không phủ nhận gì nữa, Mai Châu là địa điểm nổi tiếng nhất khi nhắc tới Hòa Bình. Nằm ở phía Tây tỉnh Hòa Bình, Mai Châu thu hút đông đảo khách du lịch bởi sự thích thú nơi đây mang lại trong suốt chặng đường khám phá, từ những đoạn đèo hiểm trở nhìn xuống dưới là bao la cây cối trôi giữa mây trời, những bản làng dân tộc giản dị hay tới những cánh đồng lúa, thung lũng hoa đẹp như thơ và cả ẩm thực miền núi có vị khá lạ nhưng thu hút nữa.

Động Đá Bạc

Động Đá Bạc thuộc xóm Đá Bạc xã Liên Sơn, Lương Sơn. Cách thị trấn Lương Sơn 10km và cách Hòa Bình gần 50km. Từ Hà Nội đi theo hướng lên Hòa Bình, đến bưu điện Lương Sơn thì rẽ trái theo đường liên xã qua cầu Treo -> xóm Cời -> xóm Nàng Hang xã Cư Yên -> xóm nước lạnh -> xóm Gò Mè (xã Liên Sơn) là tới được động.

Suối Ngọc Vua Bà

Suối Ngọc – Vua Bà khu du lịch thuộc xã Lâm Sơn, Lương Sơn (hiện thuộc Hà Nội). Đây là một quần thể du lịch sinh thái với diện tích 300ha. Rừng cây ở đây bao gồm mỡ, keo, thông và nhiều cây ăn quả phủ kín những quả đồi. Đến đây du khách có thể thả hồn mình vào thiên nhiên, mắc võng nằm dưới tán cây, bơi lội trong những hồ nước tự nhiên rộng vài trăm héc ta.

Thung lũng Ba Khan

Khách du lịch Hòa Bình đi qua Thung Khe dừng chân ghé lại chân đèo sẽ phát hiện ra ngay một Ba Khan trầm mặc chìm trong biển sương mờ huyền ảo giống như một xứ sở khác lạ. Thung lũng Ba Khan ngập tràn cây trúc và dẫu cho hàng năm khách du lịch đổ về vô cùng nhiều nhưng những ngôi nhà nơi đây vẫn giữ được nét truyền thống của người Mai Châu. Nhìn từ trên cao, những ngôi nhà bị trúc rừng và cây cối bao phủ chỉ còn mái nhỏ đơn sơ đẹp tựa bài thơ.

Cửu thác Tú Sơn

Cửu thác Tú Sơn đúng như tên gọi của nó, có 9 dòng thác, mỗi dòng thác sở hữu vẻ đẹp đặc trưng của riêng mình, vừa có nét riêng biệt vừa lại hòa quyện vào nhau. Với những ai đam mê trekking thì nơi đây ắt hẳn sẽ thu hút bởi bạn sẽ có cơ hội rảo bước trong khu rừng nguyên sinh với không gian thơ mộng và bầu không khí trong lành.

Suối khoáng Kim Bôi

Kim Bôi Hòa Bình đích thực là một địa điểm mà mọi người đều yêu thích vào mùa đông, khi cái lạnh ùa về trên khắp đất nước ta. Cảm giác được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng tinh khiết và ấm áp là cảm giác tuyệt vời hơn cả bởi nó khiến bạn thư giãn tuyệt đối và như được gột rửa đi âu lo, muộn phiền.

5. Kinh nghiệm Phượt Hòa Bình ăn gì?

Cá nướng đồ

Cá nướng đồ

Cá được đánh bắt từ sông Đà, mang về đem nướng trên than hồng. Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.

Thịt lợn mán Hòa Bình

Lợn là loại được nuôi thả trên đồi núi, quanh năm chỉ biết ăn ngô, khoai, cây cỏ nên cho thịt săn chắc, ít mỡ, có vị thơm ngọt tự nhiên. Sau khi chế biến đầy đủ các món ăn, thịt lợn mán sẽ được bày biện ra mâm cỗ đã được lót sẵn lá chuối. Lá chuối ở đây phải là lá chuối rừng, non mềm, thơm mùi đặc trưng núi rừng, hòa quyện với màu sắc hấp dẫn của mâm cỗ. Trong mâm cỗ lá, thức ăn cũng được bày biện theo hình tròn. Lòng và tim gan lợn luộc chín được xếp đầu tiên, tiếp theo là thịt lợn mán luộc và nướng. Phía trên cùng là những miếng chả được nướng trên than hồng thơm phức. Xen lẫn các món thịt, không thể kể thiếu những thức rau rừng tươi mơn mởn.

Thịt lợn muối chua

Thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ thời gian khoảng 60 phút. Sau đó lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau sạch rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối. Sau đó đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. . Khi khách du lịch thưởng thức món ăn thịt lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này thường được ăn với các loại lá rừng.

Cơm lam

Khi về Hòa Bình, về với miền phong thuỷ hữu tình này thực khách có thể được biết tới một lối sống độc đáo của người Mường và cũng được hoà mình vào nền văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú của con người nơi đây. Những sản vật của núi rừng luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, những món ăn rất dân dã thôn quê nhưng để lại những ấn tượng rất khó quên cho những ai đã từng thưởng thức như món gà đồi nướng, cá sông, măng chua, rượu cần… nhưng thế vẫn chưa đủ, khi về Hoà Bình thì phải được nếm hương vị của cơm lam thì mới có cảm nhận được hương vị của miền sơn cước này.

Xôi các màu

Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là một món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.

Có thể các bạn quan tâm tới: