Những năm gần đây, du lịch Ba Vì được nhắc tới nhiều hơn với cái tên thiên đường hoa dã quỳ. Mảnh đất tận cùng Tây Bắc mang nét đẹp giao thoa hài hòa giữa cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ mộng mơ và những câu chuyện văn hóa lịch sử độc đáo. Cùng tham khảo kinh nghiệm Phượt Ba Vì ngay nhé!
- Kinh nghiệm phượt Lào Cai tự túc đầy đủ nhất
- Bỏ túi kinh nghiệm phượt Hà Giang chi tiết nhất
- Kinh nghiệm phượt Mộc Châu bằng xe máy – hành trình của tuổi trẻ
1. Phượt Ba Vì thời gian nào đẹp nhất?
Thời tiết Ba Vì khá là chiều lòng người, ôn hòa dễ chịu,mỗi mùa lại có những đặc sản riêng nên bạn có thể đi bốn mùa. Nhưng mùa được săn đón nhiều nhất có lẽ là hai thời điểm, từ tháng 4-10 (thời tiết mát mẻ, ít mưa, trong lành, yên bình), và giữa tháng 11 – đầu tháng 12, khi hoa dã quỳ nở rộ (đẹp mê hồn nhưng hơi đông đúc, có thể phải chen chúc chút).
Các bạn trẻ Hà Nội hay lựa chọn hình thức phượt để đến Ba Vì trong ngày làm một album ảnh. Nhưng đó là đi được 1-2 điểm thôi à. Nếu muốn khám phá hay nghỉ dưỡng thì theo mình phải đi ít là 2 ngày 1 đêm nó mới đã và thoải mái.
2. Phương tiện di chuyển khi Phượt Ba Vì
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm HN khoảng 60km. Các bạn có thể lựa chọn xe bus, oto, xe máy riêng đều khả thi hết.
– Xe máy/ô tô:
Cách 1: Đi theo đại lộ Thăng Long khoảng 30 km( tính từ bigC Thăng Long) đến cầu vượt Hòa Lạc, đi thẳng vào khu vực Làng văn hóa theo biển chỉ dẫn đến xã Yên Bài sau đó đi tiếp đến núi Ba Vì.
Cách 2: Từ khu vực Cầu Giấy, theo đường Quốc lộ 32 khoảng 37 km tới ngã tư bến xe Sơn Tây, rẽ trái tiếp 3,5 km đến ngã tư Viện 105, đi thẳng tiếp 9 km tới ngã ba Tản Lĩnh, rẽ trái đi tiếp 3,5 km đến ngã 5 hình sao, phía trước bên tay phải là trạm bán vé tham quan Vườn Quốc gia Ba Vì.
– Xe bus:
Đi xe tuyến 214 hoặc 71.
Tuyến xe 214 xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) – Xuân Khanh.
Tuyến xe 71 hoặc tuyến 74 từ Mỹ Đình – Xuân Khanh.
Điểm dừng xe cuối cách Ba Vì 5km, các bạn có thể gọi taxi/ xe ôm/phí 30-60k
Các bạn ở xa đến cũng có thể thuê xe máy để di chuyển để đi được nhiều địa điểm tại Ba Vì. Các dịch vụ thuê xe máy đa số đều có ở các nhà nghỉ, homestay để hỗ trợ. Hoặc có thể liên hệ dịch vụ theo số điện thoại 0165 498 2876 để được giá phải chăng, tính theo giờ hoặc ngày.
3. Phượt Ba Vì đến những đâu?
Vườn Quốc Gia Ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì được coi là “key point” của huyện khi là một quần thể du lịch thu hút khách tham quan bậc nhất. Trong đây có đồi thông, nhà thờ Đổ, nhà kính xương rồng, tháp Báo Thiên, đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, đền Thượng.
Giá vé: Người lớn 40.000đ/vé và học sinh, sinh viên, trẻ em là 20.000đ có giấy tờ chứng minh.
Vườn xương rồng
Vườn xương rồng hay Nhà kính xương rồng là nơi được giới trẻ check in nhiều nhất. Nhờ kiến trúc nhà kính “ăn ảnh”, sắc xanh ngập tràn, và hình dạng đặc sắc của cây xương rồng, nơi đây trở thành địa điểm sống ảo vô cùng hot. Chưa kể, với 1.200 giống xương rồng tại đây, các tín đồ mê cây cỏ tha hồ ngắm nghía nhé!
Nhà thờ cổ
Ba Vì lúc trước được người Pháp chọn làm khu vực nghỉ dưỡng nên tại đây có nhiều chế tích thời Pháp còn sót lại như cô nhi viện, khu nhà tù chính trị, trại hè… Trong số đó, nhà thờ cổ là địa điểm được biết đến hơn cả. Tuy nội thất đã bị hỏng gần hết, phần khung nhà thờ vẫn còn giữ được hình dáng cơ bản. Các mảng tường bám rêu, những nhánh cây đã len lỏi mọc men theo, tạo nên nét huyền bí cho nhà thờ cổ vườn Quốc gia Ba Vì.
Đền Thượng
Lúc còn nhỏ, chắc hẳn bạn đã được nghe qua truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Đền Thượng (còn gọi là Chính cung thần điện) chính là nơi thờ Đức Thánh núi Tản Viên Sơn Tinh. Theo nhiều tài liệu, đền Thượng được xây dựng từ thời An Dương Vương. Đến thời Vua Lý Nhân Tông, đền Thượng được mở rộng và xây cất với quy mô lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, ngôi đền cổ không còn nữa, chỉ còn phần đền thờ lưng dựa vách núi. Sau khi được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2008, đền Thượng đã được trùng tu hoàn chỉnh vào năm 2010.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tại vườn Quốc gia Ba Vì có ba đỉnh núi thuộc dãy Ba Vì: đỉnh Ngọc Hoa (1.131 m), đỉnh Tản Viên (1.227 m), và đỉnh Vua (1.296 m). Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại đỉnh cao nhất là đỉnh Vua.
Là đỉnh cao nhất nên tất nhiên bạn phải leo cao hơn so với đền Thượng rồi. Bạn phải chinh phục 1.320 bậc thang để đến thăm đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn những cây cổ thụ, những cây thông cao vút với rêu xanh bám trên thân cây cùng dây leo chằng chịt.
4. Vấn đề ăn uống khi phượt Ba Vì
Bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ như bánh mì, lương khô, hoa quả và đặc biệt là nước uống. Bên cạnh đồ ăn nướng khi đốt lửa trại, nếu muốn thưởng thức tinh hoa ẩm thực Ba Vì, các bạn có thể lựa chọn nhà hàng có biển “Lá Cọ” ở chỗ chân vườn quốc gia Ba Vì, các bạn đi tiếp khoảng hơn 200 mét nữa là tới. Bạn có thể thưởng thức bất kì món ăn gì đặc sản Ba Vì.
Vào buổi tối, các bạn có thể vui chơi ca hát và đốt lửa trại, nướng đồ ăn… “quẩy” hết tới sáng luôn.
Đặc sản Ba Vì, đến Ba Vì mua gì làm quà? Ba Vì rất gần Hà Nội, cho nên ở đây không nhiều đặc sản như ở Mộc Châu hay Hà Giang. Dưới đây là 2 đặc sản Ba Vì bạn nên thưởng thức khi đến đây:
Sữa tươi, Sữa chua caramen,bánh tươi: Ba Vì nổi tiếng sữa bò, chắc chắn bạn sẽ từng nghe qua. Vì vậy, khi đến Ba Vì không chỉ thưởng thức những đặc sản này, mà còn làm chúng về làm quà cho mọi người nhé!
Gà đồi, món ăn từ lợn rừng: Vì là vùng núi, cho nên Ba Vì có rất nhiều món ăn được làm từ gà đồi và lợn rừng.
5. Những lưu ý quan trọng khi Phượt Ba Vì
- Sử dụng xe máy đi lên Ba Vì bạn nên dùng xe số hoặc xe côn vì đường ở đây rất dốc. Và nhớ là đổ đầy bình xăng.
- Dù là một chuyến phượt ngắn, dài ngày hay đến nghỉ dưỡng thì bạn nên mang theo tư trang y tế cần thiết: Khẩu trang, thuốc đau đầu, băng gạt, thuốc chống muỗi, chống vắt đề phòng trường hợp bị muỗi và vắt cắn nhé!
- Kinh nghiệm phượt Ba vì an toàn, nếu đến Ba Vì trong những ngày hè nắng nóng thì bạn nên mang theo một cái áo khoác mỏng vì khi lên đến đền Thượng ở độ cao hơn 1200 m nhiệt độ sẽ giảm dần.
Có thể các bạn quan tâm tới: